Sau
một thời gian sử dụng, máy lạnh tủ đứng
cần được vệ sinh để đảm bảo không khí lạnh lưu thông tốt, loại bỏ nấm mốc, phát
hiện hư hỏng, sửa chữa kịp thời.
Bao lâu thì cần vệ sinh máy lạnh tủ đứng?
Đối với bất kỳ dòng máy lạnh nào thì bạn vẫn cần vệ sinh máy lạnh theo định kỳ để đảm bảo
loại bỏ sạch bụi bẩn, giúp máy lạnh hoạt động tốt và bền bỉ hơn.
Do tiếp xúc với nền đất gần hơn, cơ chế
làm lạnh đặc biệt nên máy lạnh tủ đứng
cần vệ sinh thường xuyên hơn máy lạnh treo tường. Theo quy chuẩn, chỉ trong
vòng 3 – 4 tháng, bạn nên vệ sinh máy lạnh tủ đứng 1 lần để đảm bảo khả năng hoạt
động của máy, tiết kiệm điện năng hiệu quả.
Quy
trình vệ sinh máy lạnh tủ đứng
Khi thực hiện vệ sinh máy lạnh tủ đứng, bạn cần vệ sinh cả dàn nóng và dàn lạnh.
Trong đó, cần đảm bảo các thao tác vệ sinh chuẩn, đúng quy trình để không làm ảnh
hưởng đến chất lượng của các thiết bị bên trong.
+ Vệ sinh dàn lạnh: tháo gỡ lưới lọc, mặt
nạ và các chi tiết của dàn lạnh à xịt rửa dàn lạnh, lưới
lọc, mặt nạ à
lau khô các chi tiết rồi lắp lại nguyên vẹn như cũ.
+ Vệ sinh dàn nóng: tháo gỡ tấm mặt nạ
dàn nóng à
xịt rửa dàn nóng à
lau khô các thiết bị và lắp lại nguyên vẹn như trước
+ Khởi động lại máy lạnh để kiểm tra, có
thể tiến hành nạp gas bổ sung cho máy lạnh
Lưu
ý khi vệ sinh máy lạnh tủ đứng
Khi thực hiệ vệ sinh máy lạnh tủ đứng, bạn
cần chú ý một số điểm sau:
+ Máy lạnh tủ đứng có cấu tạo đặc thù
nên bạn cần phải thao tác đúng quy trình, tránh nước văng vào gây hư hỏng bo mạch,
hoặc nước rớt ra sàn nhà làm ảnh hưởng đến các vật dụng xung quanh
+ Khi thao tác đấu nối các giắc cắm, nối
bo mạch, các linh kiện khác cần phải thật chính xác để không gây tình trạng chập,
cháy.
+ Kiểm tra máy trước khi vệ sinh để đánh
giá tình trạng máy: luồng gió lạnh còn hoạt động tốt không, có bị ngưng tụ hơi
nước không, có tiếng ồn trong máy không…
+ Ngắt nguồn điện trước khi tiến hành
tháo dỡ dàn nóng và dàn lạnh của máy lạnh.
+ Sau khi tháo tấm mặt nạ, tấm lót của
dàn nóng và dàn lạnh cần dùng chiếc khăn sạch che chắn lại bo mạch để đảm bảo
không bị bụi, bẩn hay nước rớt vào làm hỏng bo mạch.
+ Khi tiến hành xịt rửa dàn nóng và dàn
lạnh cần xịt nước xuôi thẳng theo chiều cánh tản nhiệt.
+ Trước khi lắp mặt nạ, tấm lót cần kiểm
tra xem bo mạch có bị ướt không. Nếu bo mạch ướt cần lau khô bo mạch.
+ Lưu trữ ốc vít cẩn thận để đảm bảo khi
lắp lại các thiết bị không thiếu ốc, vít…
No comments:
Post a Comment